TỰ MỞ TRÍ,KHAI TÂM

CHƯƠNG 2.Các phương pháp tự mở trí,khai tâm

1.Rèn luyện thân tâm[thể xác,tâm trí]

         Có rất nhiều cách để rèn luyện thân tâm nhằm mục đích nâng cao sức khỏe,mở mang kiến thức.Về thể lực thì có võ thuật,thể dục dụng cụ [thể hình].Yoga thì đa chức năng hơn,ngoài việc vận động cơ thể theo cách thông thường;người tập còn có thể học cách điều khiển các cơ quan nội tạng như tim,phổi…Đó là cách điều hòa hơi thở,nhịp tim theo ys muốn.Cách nầy còn gọi là vận nội công,tương tợ như môn khí công bên Trung Hoa.Một chức năng nữa của Yoga là tập thư giãn tinh thần theo lối tĩnh tọa-tương tợ như ngồi Thiền bên Phật Gíao.Phạm vi bài viết nầy chú tâm vào thiền.Ở đây,Thiền được hiểu đơn giản là suy nghĩ,chú tâm vào một vấn đề nào đó;để  giải quyết hoặc thực hiện công việc có liên quan.Để hiểu rõ ys nghĩa chữ thiền,cần phải hiểu rõ chữ Tu trong Phật Giaos.

1.1.Tu[đi tu]

         Theo ys kiến cá nhân,tu chỉ là tu bổ,chỉnh sửa[đạo đức,hành vi,công việc].Đây chỉ là tiến trình tự học hỏi để nâng cao kiến thức,trau dồi và hoàn thiện kỹ năng.Khi tâm trí sáng suốt,sẽ nhìn thấy điều sai,chuyện xấu;sửa sai làm lại cho tốt gọi là tu hành.Mục đích tối thượng của chữ tu là tự hoàn thiện thân tâm,để cá nhân sống yên vui hòa đồng với cuộc sống.Tu không có  nghĩa là tạo ra những con người khác biệt về cá tính lẫn hình thức.Tu không đề cao lối sống biệt lập,xa lìa thế gian.Theo kinh sách,học chỉ cần hiểu;không cầu biết.Cho biết mà không hiểu là nguyên nhân phát sinh phiền nhiễu.Không hiểu nên hỏi gọi là học hỏi[tìm hiểu],dùng biết để bổ sung những thông tin cần thiết để hoàn thiện hiểu;mục đích chỉ là để mở mang kiến thức.Tuy vậy,đôi khi việc mở mang kiến thức lại đi chệch hướng vì hiểu sai theo quan niệm hẹp hòi.Thay vì dùng kiến thức để mưu lợi chung,sự chệch hướng tạo ra lối đi khác;đó là dùng sự hiểu biết để mưu lợi riêng.

1.2.Tu hành-tu hạnh[chỉnh sửa thân tâm]

         Muôn loài sinh ra sống theo tự nhiên,muốn tồn tại phải tranh đấu;đó là quy luật sống theo bản năng mạnh được yếu thua[luật rừng].Đối với con người,vật chất đã quá đầy đủ;điều nầy không nên có.Đây là nguyên do phát sinh ra tu hành hay tu hạnh-chỉnh sửa[bổ khuyết,tu bổ].Không cần phải đi tu,nếu chúng ta đã được giáo dục đầy đủ về nhân cách-đạo đức[người tốt].Khổ nỗi,những điều trên chỉ được hiểu suông về mặt lys thuyết[hình thức];do bị mê hoặc chạy theo trào lưu tử tưởng.Do đó mới có pháp luật và đền chùa,mục đích là giúp cho người sai,kẻ xấu có cơ hội và thời gian tĩnh tâm để nhận ra lỗi-sửa sai[phục thiện].Thế gian quan niệm tu hành là tiêu cực,vì không mang lại lợi ích vật chất trước mắt cho xã hội;nguyên do là tu hành bị hiểu sai.

         Được trang bị một số vốn ít ỏi kiến thức về cuộc sống,đa phần chúng ta lăn xả vào cuộc đời để mưu sinh.Số khác lại nghĩ đến chuyện tu hành để mong sao thân tâm được thảnh thơi.Do ít có cơ hội được tiếp cận với sự thật,đa phần chạy theo lối tu hình thức-chấp pháp[thiếu căn bản];đây là nguyên nhân bị xã hội cho là tiêu cực.Đơn cử như lối tu hành xác-khắc kỷ[chối bỏ vật chất],xa lìa thế gian.Theo ys kiến cá nhân,tu hành đúng hướng phải là tu tâm[sửa tâm đổi tánh];chấp pháp[chạy theo hình thức] là phụ.

2.Ý nghĩa của danh từ tu hành[tu hạnh]

         Trong cuộc sống,lỗi lầm luôn xảy ra,thông thường là do thiếu hiểu biết.Để khắc phục điều nầy,luôn học hỏi để nâng cao kiến thức là điều quan trọng.Nhanh chóng nhận ra lỗi,sửa sai làm lại cho tốt gọi là tu hành.Tu hành chỉ là danh từ riêng dùng trong đạo,phạm vi ứng dụng của chữ  Tu rất đa dạng và bình thường trong cuộc sống;đơn cử như tu bổ ngôi nhà cũ [làm mới].Tu nghiệp có vẻ khó hiểu và quan trọng hơn? Thực chất chỉ là  tham gia vài khóa học để nâng cao nghiệp vụ.Nói về chuyện tu,nhân gian thường gọi là sửa tâm,đổi tánh-thay đổi thân tâm[nhân cách,hành vi].Chuyện nầy ai cũng có thể làm ở mọi lúc mọi nơi;chỉ cần có ys thức cao.Cái khó là không phải lúc nào cũng luôn nhận thức đúng,do đó mới có chuyện phạt vạ để nâng cao ys thức.Do không hiểu rõ căn cơ của chữ tu hành,người đời sau cho đó là chuyện trọng đại.Họ hiểu nhầm vì bị trào lưu tư tưởng lôi cuốn vào mê lộ.

         Thực chất cuộc sống rất phức tạp.Tham vọng càng to,si mê càng nhiều thì lại càng thêm rắc rối.Qúa thất vọng về đường danh lợi,do tự ti mặc cảm;một số người lìa bỏ cuộc sống thường nhật.Họ thoát tục để tìm nơi dưỡng trí tiêu sầu.Như đã nói,tu hành chỉ là tu bổ[chỉnh sửa thân tâm]để hoàn thiện bản thân;điều nầy còn gọi là tự độ-tự giúp[tự giác].Người tự tu có thể sống như người bình thường,thế gian gọi là tu tâm;việc nầy đơn giản nên cũng có rất nhiều người tự nguyện.

3.Tu luyện-tu hành[không hợp lys]

         Sau một thời gian tập tành học hỏi và có một số vốn kiến thức,một  thiểu số chuyển sang hướng khác do họ lập ra với mục đích riêng.Do đa số ys tưởng mang tính tự phát dạng thử nghiệm,có rất nhiều rủi ro gây nguy hại cho bản thân nếu chọn nhầm hướng đi.Thông thường,muốn làm bất cứ chuyện gì,trước tiên là phải có thời gian và khả năng để tìm hiểu vấn đề cho cặn kẽ.Cần chuẩn bị tốt mọi thứ có liên quan,quan trọng là phải sớm nhận ra sự bất an để kịp thời chỉnh sửa.Sau đây là ys kiến cá nhân,trước khi tiến hành thử nghiệm thiền trong tu luyện

3.1.-“Ngồi trơ như đá tâm bình được chưa?”-kinh sách

         Như đã nói trên,tu hành chỉ là chỉnh sửa,hoàn thiện thân tâm.Tai hại nhất là các tư tưởng mê tín dị đoan như ngồi thiền lúc 0 giờ để hưởng điển-điện vũ trụ,hay ngồi nhìn nhang đang cháy trong bóng đêm.Chưa hết.Trong lúc ngồi đầu óc phải cố giữ cho trống rỗng-chấp không [đè nén tư tưởng],không cho tư tưởng phát sinh…Việc nầy làm mất ngủ,khô giác mạc,tăng nhãn áp;lâu ngày bị khủng hoảng thần kinh do rối loạn tư tưởng.Thử đưa ra nhận xét cho vấn đề trên.Điển là danh từ xưa,ngày nay gọi là điện[trường điện từ luân chuyển khắp vũ trụ].Ai cũng hiểu sét sẽ gây ra điều gì khi chạm vào cơ thể.Tư tưởng luôn vận động dưới nhiều trạng thái khác nhau,tùy hoàn cảnh ngủ hay thức[động hay tịnh].Quán không tưởng-cố giữ cho đầu óc trống rỗng trong khi đang thức-trạng thái động là không hợp lys.

3.2.-“Quán không tưởng”-không tưởng nghĩ[chủ động,thụ động]

         Tuy danh từ có khác nhau,trong điều kiện tỉnh thức[chủ động];quán không tưởng và tập trung tư tưởng lại tương tợ nhau.Cần triển khai rõ điều nầy,đơn cử như lúc ngồi im nhìn nhang đang cháy.Cách nầy cũng có thể gọi là tập trung tư tưởng hay chủ động bắt tâm phải yên ở điều kiện chủ động[tỉnh thức].Việc nầy cũng thích hợp với hoàn cảnh trước khi ngủ-dỗ giấc ngủ [chuẩn bị chuyển sang giai đoạn tĩnh lặng của tư tưởng] ở hoàn cảnh thụ động.Đây cũng là lúc các cơ quan ngoài như tai,mắt…đang giảm dần hoạt động.

         Nói tóm lại,do chấp pháp-chạy theo hình thức[không tỏ rõ ys nghĩa danh từ ],người tu luyện muốn chủ động tạo ra trạng thái tĩnh lặng cho tư tưởng.Họ cho rằng việc nầy là để bình ổn tâm trí[bình tâm].Kinh sách gọi việc nầy là-“Cây khô,cóc chết”-thiếu thực dụng[không có sinh khí],chỉ có giá trị về mặt hình thức.Cần quan tâm ở chỗ nầy:Bình tâm ở điều kiện trạng thái động mới có giá trị thiết thực.Chẳng cần phải tìm cầu gì cả,cố tìm cũng không gặp;vì nó không có thật!? Bình tâm tự phát sinh trong một tâm thức đã già dặn bản lĩnh,nó chỉ là mặt trái-cái bóng[nhị nguyên tính] của nhận thức.Khi tâm thức đã tỏ rõ[thấu hiểu] bản chất của sự việc,tức khắc sẽ có được bình tâm.Đơn cử như không uống rượu,hay đội mũ bảo hiểm khi lái xe theo quy định.Trên đường di chuyển,tâm sẽ lặng yên-yên tâm[trạng thái động];điều nầy hoàn toàn khác khi ngược lại.

4.Thiền-chú tâm[bình dân hóa]

         Xuất phát từ trong kinh sách PHẬT GIÁO,thiền là danh từ chuyên môn,xa lạ với nhân gian về hình dung từ.Thiền thường được đồng hóa với tư thế ngồi theo dạng liên hoa-hoa sen[xếp bằng] của các bức tượng Phật.Qua dáng ngồi trầm ngâm suy tư,thiền được biểu lộ như là hiện thân của sự siêu phàm.Hành tác nầy toát lên sự thanh cao,khác xa cảnh  cơ cực của thế gian;thiền được xem như là sự siêu thoát khỏi cuộc đời.

         Chú tâm học hỏi-quan sát[suy nghĩ,hành động] về một vấn đề nào đó,đều có thể gọi là thiền.Lĩnh vực nầy không phải là đặc quyền của con người,thiền cũng có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống muôn loài.Thiền được con người nhân cách hóa rõ nét hơn,qua hành vi học hỏi và hành động trong trường lớp và trường đời.Thiền hiểu đơn giản chỉ là chú ys,quan tâm đến một chuyện nào đó.Mục đích là để tìm hiểu,học hỏi và khám phá ra những điều cần biết có liên quan.Sau cùng là thấu hiểu vấn đề để ứng phó-làm việc có hiệu quả hơn.

         Nếu thiền chỉ là suy nghĩ thì không nhất thiết phải ngồi,có thể đi,đứng,nằm tùy thích;điều nầy không ràng buộc.Quan trọng là thân tâm phải thanh thản,không bị ngoại cảnh tác động gây ảnh hưởng làm phân tâm;như vậy tư tưởng mới sáng suốt.Thường khi quá tập trung vào 1 vấn đề,áp lực tăng cao dễ sinh mệt mỏi;cần phải thư giãn bằng cách chuyển sang chuyện khác[thay đổi không khí].Đơn cử như trẻ con vừa mới đi học,trong lúc học phải im lặng-định[chú tâm].Quan sát để tiếp thu kiến thức qua mắt thấy,tai nghe gọi là nhập thiền[nhập định];đại định chỉ là suy nghĩ lâu.Sau đó là giờ ra chơi-nghỉ ngơi[xả thiền].

         Dần dần trình độ thiền ngày càng nâng cao,càng quan trọng hơn.Nếu chỉ nói đến thiền qua tư thế ngồi thì chưa lột tả hết công năng của thiền,tạm gọi việc nầy là thiền tịnh-thiền luận[thụ động].Trong thực tế,suy luận để chuẩn bị hành động-hành thiền[thực hành công việc].Để thấy được thiền cấp cao trong thực tế,cứ nhìn công việc đang làm của các chuyên gia công nghệ cao.Đơn cử như trong phòng điều hành các chuyến bay trong vũ trụ,hay đài kiểm soát không lưu ở các siêu phi trường.Tầm quan trọng của thiền trong cuộc sống rất đa dạng và phong phú không thể nói hết.

4.1.Công năng của thiền-thiền luyện và khí công[thiền động]

         Nói đến thiền luyện và khí công,ai cũng nghĩ đến KUNGFU;môn phái võ thuật lừng danh của Trung Hoa.Thực chất của thiền luyện và khí công chỉ là quan tâm tập luyện một thứ gì đó cho thuần thục,đơn cử như chơi đàn hay thổi kèn.Tất nhiên trong lúc tập luyện,phải tập trung chú ys vào chuyện đang làm;điều nầy còn gọi là sự định thần[chú tâm].Khí công là quản lys,điều khiển hơi thở hay nhịp tim bằng cách nén hơi;để phục vụ cho một mục đích nào đó.Ngoài những chuyện như lặn sâu,làm căng cứng cơ bắp[gồng];khí công còn có thể làm giảm áp cho tư tưởng.Khí công có mặt ở khắp mọi nơi,nhất là ở các công việc phức tạp và nguy hiểm;các việc nầy cần phải tập trung ys chí cao độ.Thử tưởng tượng trong khoảng không tối đen,phi công phải đáp xuống đúng vị trí dãy đèn trên sàn phi đạo của mẫu hạm đang di chuyển bên dưới.

4.2.Thiền luyện và trực giác-thói quen[hình thành phản xạ]

         Trong quá trình học hỏi và thực tập,tâm trí dần dần tiếp thu nhiều kinh nghiệm;sau đó là ứng dụng hiểu biết vào công việc cho  hợp lys để đạt hiệu quả cao.Muốn làm tốt công việc,biết phải đi kèm với hiểu.Chúng ta có thể biết nhiều thứ,đa phần là chỉ hiểu qua loa;chủ yếu chỉ để biết cách dùng.Tạm gọi hiểu biết là sở trường và sở đoản.Muốn hiểu chuyên sâu[sở trường chuyên môn],cần phải có khả năng thích hợp và sự kiên trì.Đơn cử như sự kiện đi và đứng thẳng trên 2 chân.Chúng ta không có kỹ năng nầy,phải tập luyện mới có;không ngờ điều nầy đã khiến cho cơ thể chúng ta đạt được cấp độ trực giác về  khả năng giữ thăng bằng.Để có được điều nầy,cơ thể đã tự động lập trình cơ chế phản ứng nhanh về đi đứng;điều nầy do quá quen nên không nhận ra.Cứ so sánh điều nầy với các bệnh nhân đang tập phục hồi chức năng thì rõ.Tất cả mọi chuyện,muôn loài đều có thể làm được nếu chuyên cần tập luyện;lâu dần kỹ năng sẽ hình thành bản năng.Cũng có thể gọi điều nầy là sự hình thành trực giác hay thói quen.Trực giác về tâm trí còn được gọi là hiểu nhanh hay thông minh-ngộ[giác],điều nầy có được cũng là nhờ thiền luyện qua kỹ năng làm phát sinh thói quen[phản xạ một cách máy móc].Não sẽ tự động lập trình cách ứng phó bằng đường tắt hay nhánh rẽ[mạch nhánh] nên phản xạ nhanh hơn,điều nầy còn được gọi là phản ứng nhanh.

 

粉嫩公主酒酿蛋是一款100%纯植物提取的丰胸美胸产品,丰胸产品在入市以前就已经经过了国家相关权威部门的严格检测粉嫩公主官网,是国家食品药品监督管理总局批准的美胸品牌丰胸方法,还是世界卫生组织中国区研究专家委员会权威推荐的一款女性丰胸专用产品丰胸产品粉嫩公主酒酿蛋